Gia đình không còn là nơi để về? – Báo động khoảng cách cảm xúc trong nhà bạn

“Con học hành thế nào?”
“Dạ… bình thường ạ.”
“Em làm sao vậy?”
“Không sao, chỉ hơi mệt.”
“Mẹ nói rồi, phải cố gắng lên chứ!”
“...”
Bạn có thấy những đoạn hội thoại này quen thuộc không?
Chúng ta vẫn đang sống cùng nhau dưới một mái nhà, nhưng nhiều khi lại xa nhau đến mức không thể hiểu nổi điều đối phương đang nghĩ. Có phải đã lâu rồi bạn không thực sự trò chuyện cùng con? Có phải bạn và vợ/chồng chỉ trao đổi về việc nhà, việc con mà không còn chia sẻ cảm xúc?
Khoảng cách vô hình trong các gia đình Việt Nam hiện đại

Mâu thuẫn càng kéo dài, cảm xúc bị chôn giấu, mối quan hệ trở nên nặng nề, gượng gạo.
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhịp sống ngày càng nhanh, nhu cầu vật chất tăng cao, còn thời gian dành cho cảm xúc và kết nối trong gia đình thì ngày càng ít. Nhiều cha mẹ dành phần lớn thời gian cho công việc với hy vọng “lo cho con đủ đầy”, nhưng lại không biết rằng trẻ em không cần thêm một món đồ chơi, mà cần một người để lắng nghe.
Ở chiều ngược lại, trẻ con và người lớn tuổi trong nhà thường thấy mình bị bỏ lại phía sau. Khi có mâu thuẫn xảy ra, đa số các gia đình chọn cách im lặng, lờ đi, hoặc giải quyết bằng quyền lực thay vì sự thấu cảm. Lâu dần, cảm xúc bị chôn giấu, mối quan hệ trở nên nặng nề, gượng gạo.
Biểu hiện của một gia đình “xa mặt cách lòng”
- Con trở nên ít nói, dễ cáu gắt, hoặc phụ thuộc quá mức vào thiết bị công nghệ.
- Cha mẹ thường xuyên mệt mỏi, lo âu, cảm thấy cô đơn ngay trong chính nhà mình.
- Vợ chồng không còn chia sẻ, tránh né tranh luận vì sợ tổn thương thêm.
- Gia đình không có thói quen “nói thật” – mỗi người đều tự che giấu cảm xúc.
Tất cả đều là những dấu hiệu cảnh báo một tổn thương cảm xúc đang tích tụ. Gia đình có thể không tan vỡ về mặt hình thức, nhưng bên trong đã không còn là nơi chữa lành.

Về mặt hình thức, gia đình có thể không tan vỡ, nhưng bên trong đã vụn vỡ.
Làm sao để gia đình trở lại là nơi để về?
Chúng ta không cần một “gia đình hoàn hảo” – chúng ta cần một gia đình đủ an toàn để được là chính mình. Việc xây dựng lại kết nối trong gia đình không phải là điều không thể, nhưng cần có sự lắng nghe đúng cách, kỹ năng giao tiếp cảm xúc và thời gian chất lượng bên nhau.
Việc tìm đến chuyên gia tâm lý không phải vì “gia đình có vấn đề nghiêm trọng”, mà là để phòng ngừa tổn thương, nâng cao chất lượng gắn kết giữa các thành viên.
Dịch vụ Tâm lý Gia đình tại Echo Medi – Đồng hành hàn gắn & kết nối
Tại Echo Medi, chúng tôi cung cấp hệ thống dịch vụ chuyên sâu cho các gia đình:
- Tham vấn gia đình: Hỗ trợ cha mẹ – con cái – vợ chồng thấu hiểu, giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn.
- Tham vấn cá nhân: Dành cho từng thành viên cần không gian riêng để khám phá và chữa lành.
- Workshop kết nối gia đình: Hoạt động theo chủ đề, giúp gia đình trải nghiệm sự gần gũi qua cảm xúc.
Một gia đình hạnh phúc không tự nhiên mà có – nó được xây nên từ sự thấu hiểu, chủ động kết nối và can đảm chữa lành.
CVTL. Trúc Thanh Nguyễn