Lâu rồi con chưa về ăn chung với gia đình

Bữa cơm gia đình là một nét đẹp chúng ta có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu, bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, thời điểm mà các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, cùng đọc kinh cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo nào đó và cùng chia sẻ không chỉ những miếng thịt, cọng rau mà còn là những câu chuyện bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Sự phát triển của con người đòi hỏi họ phải gia nhập vào xã hội nhiều hơn, thời gian làm việc biến đổi và yêu cầu sự đầu tư tăng lên, 24 tiếng một ngày đôi khi không còn đủ để sắp xếp ngồi ăn cùng nhau. Cuộc sống hiện đại thay đổi quá nhiều liệu có làm mất đi giá trị của bữa cơm gia đình?
Có bao giờ bạn nhớ lại khi xưa chúng ta còn bé
Cha mẹ đặt bạn vào trong chiếc ghế cao hơn cả người bạn, tập cho bạn ngồi thẳng lưng, tự múc ăn từng muỗng cơm. Hay là khi bạn đã có thể tự ngồi vững, có một chiếc ghế riêng để ngồi ăn cùng cả nhà, cảm giác lúc đấy của bạn ra sao? Dù lớn hay nhỏ, cả gia đình ngồi quanh cái bàn với những món ăn quen thuộc, tiếng cười nói, câu chuyện đùa vui rôm rả trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong tâm trí của chúng ta về gia đình.
Cuộc sống hiện đại thay đổi quá nhiều liệu có làm mất đi giá trị của bữa cơm gia đình?
Và rồi khi chúng ta lớn lên
Chúng ta ra ngoài nhiều hơn, để đi học, đi gặp gỡ bạn bè, theo đuổi những điều mình yêu thích. Ba có nhiều việc phải tăng ca ở công ty, mẹ phải chăm lo cho bà đang bị ốm, bữa cơm gia đình dần thiếu vắng đi các thành viên. Những món ngon ở ngoài với bạn bè, đồng nghiệp có vẻ thú vị hơn hương vị “ăn đi ăn lại” mỗi ngày. Những công việc đòi hỏi chúng ta phải rời xa gia đình để bươn chải kiếm sống lại càng làm bữa cơm khó trọn vẹn. Đã bao lâu rồi chúng ta không ngồi ăn cơm với gia đình mình?
Có khi nào bạn nhận ra bữa cơm gia đình không chỉ là ngồi ăn chung với nhau, bữa cơm là nơi để trò chuyện, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, để cha mẹ dạy con những bài học trong giao tiếp “đối nhân xử thế” hay sâu xa hơn là truyền thừa những nghi thức gia quy, lễ nghi phép tắc mà dòng tộc lưu giữ từ xa xưa.
Khi quy tắc gia đình bị xáo trộn
Những điều chúng ta học tập từ nhà trường và xã hội được mang về lại gia đình, thông qua bữa cơm lại góp phần làm nên sự phong phú cho nếp sống trong nhà. Sự khác biệt, mới lạ có thể trở thành mâu thuẫn, xung đột rồi dần trở nên xa cách, bát cơm lạnh dần. Người thân có còn thân thiết hay không, điều đó thật khó diễn tả.
Những điều chúng ta học tập từ nhà trường và xã hội được mang về nhà thông qua bữa cơm lại góp phần làm nên sự phong phú cho nếp sống trong nhà.
Thực tế là không ai có thể hoàn toàn đồng quan điểm với tất cả mọi người, mỗi người có một góc nhìn độc đáo riêng, mâu thuẫn xuất hiện khi những điều trái ngược nhau đang tìm cách triệt tiêu lẫn nhau thay vì hòa giao thoa và tạo ra điểm kết nối. Sự xáo trộn lại là điều cần thiết cho những phát triển gia đình để không ai bị bỏ rơi hay lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, các ý kiến được đưa ra luôn mang một phần gì đó mới lạ thách thức quy tắc đã ổn định bao năm nay của gia đình.
Đây là lúc bữa cơm gia đình phát huy vai trò quan trọng
Là cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ, sự tiếp nối của quá khứ và hiện tại để tạo nên tương lai, bữa cơm là nơi nhìn lại quá khứ lớn lên tiếp nối qua từng thế hệ. Điều gì được lưu truyền, điều gì cần thay đổi, chấp nhận hay bác bỏ, bất kể sự hiện diện hay ra đi của một ai trong gia đình đều là biến đổi to lớn mà từ đó về sau sẽ không còn như ban đầu. Một gia đình lành mạnh là gia đình biết điều gì cần gì giữ, cái gì cần thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại, điều gì cần ưu tiên và không bỏ lại những thứ quan trọng.
Tuy nhiên, một gia đình “lành mạnh” không có nghĩa là không “bị bệnh”
Sẽ có những thời khắc gian nan cho cả gia đình, bữa cơm trở thành chiến trường, tiếng nói trở thành tiếng súng và cuộc đấu tranh leo thang với hồi kết là có ai đó “gục ngã”. Những tổn thương xuất hiện như chiếc đèn đỏ báo động gia đình đang bị hủy hoại, sẽ có ai đó trở thành đích ngắm cho mọi người chỉ trích, trở thành “con dê” hiến tế cho “thần linh” đổi lấy sự “an bình”.
Một gia đình lành mạnh là gia đình biết điều gì cần gì giữ, cái gì cần thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại, điều gì cần ưu tiên và không bỏ lại những thứ quan trọng.
Thực tế không có ai bình an được khi người thân của mình bị tổn thương. Những lời nói, sự công kích lẫn nhau càng làm vết thương rộng hơn và khó mà lành lặn. Đây là lúc cả gia đình cần nhìn lại và đối diện với những khó khăn thực sự đang diễn ra của từng cá nhân và toàn gia đình. Có thể cuộc tranh cãi sẽ trở thành điểm kết nối quan trọng, nơi tiếng nói của từng thành viên được hiện ra, ai đang đau khổ, ai bị tổn thương, ai bất lực, ai là người giúp đỡ các thành viên còn lại. Để tất cả đều được hồi phục sau khó khăn, gia đình cần nhìn ra những động lực gì đang hủy hoại hay thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cho cả gia đình.
Chuyên viên tâm lý có thể hỗ trợ cho cả gia đình
Ở ECHO MEDI, chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tâm lý với đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn đầy đủ có thể giúp đỡ gia đình vượt qua những biến động trong cuộc sống, để bữa cơm gia đình lại trở nên ấm áp và tràn đầy hạnh phúc.
📞 Liên hệ hotline: 1900 638 408 - để được tư vấn chi tiết.
ECHO MEDI - Hệ thống y tế toàn diện cho bạn và gia đình.
CVTL. Đỗ Nguyễn Anh Minh