Tan Phat Media

Thói Quen Hàng Ngày Nào Giúp Ích Cho Bạn?

Tác giả:
Chuyên viên Tâm lý Đỗ Nguyễn Anh Minh
Ngày đăng:
Article featured image

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có nhiều loại thói quen khác nhau. Những thói quen được giáo dục từ khi thơ bé như cách đi đứng, ăn uống, vệ sinh cá nhân; cách chúng ta suy nghĩ, tư duy được rèn luyện qua quá trình quan sát, học tập và cả việc thể hiện cảm xúc của cá nhân. Bên cạnh đó, vì mục đích, niềm yêu thích đam mê mà ta tự áp lực bản thân phải tập luyện; vì thích nghi, để tồn tại trong xã hội mà ta phải “làm đi làm lại” công việc nhất định nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần.

 

Vậy làm sao để biết đâu là thói quen giúp ích cho bạn?

 

Đầu tiên chúng ta cần xác định bản thân đang có những thói quen gì. Đó là những điều chúng ta lặp đi lặp lại hàng ngày một cách có ý thức hoặc đôi khi là vô ý, không để tâm tới mà nay tự mình chủ động nghĩ đến.

 

Tiếp theo, chúng ta hãy chọn một trong số chúng, để trí tưởng tượng hoạt động, bạn hình dung đến tương lai khả dĩ sẽ xảy ra nếu tiếp tục làm điều đó. Như một cục đá nhỏ đang lăn trên sườn đồi, vậy sườn đồi đó như thế nào, phía cuối sườn đồi đó có gì, cục đá ấy sẽ va chạm với cái gì trên con đường lăn của nó? Hay sườn dốc này đầy tuyết, cục đá sẽ cuộn với tuyết rồi ngày càng lớn hơn? Một chấn động có thể tạo thành trận tuyết lở, điều chúng ta cần làm là bảo vệ cho những gì đang có và ứng phó với chuyện gì sắp xảy ra.

 

Nếu như chúng ta đang “hưởng lợi” từ việc “trượt tuyết” vậy thì thói quen “có ích” cho bạn hàng ngày chính là xem xét những điều giữ cho “tuyết lở” không xảy ra hoặc đảm bảo an toàn trước cơn “bão tuyết” (vốn là yếu tố vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân).

 

(H1) Thói quen hàng ngày nào giúp ích cho bạn.png

 

Thói quen là những điều chúng ta lặp đi lặp lại hàng ngày một cách có ý thức hoặc đôi khi là vô ý, không để tâm tới nhưng lại chủ động nghĩ đến.

 

Đọc đến đây, các bạn có thể hình dung được “lợi ích” hàng ngày của các thói quen chính là gia tăng khả năng ứng phó của chính mình trước các tình huống bất lợi có thể xảy ra trong đời sống con người.

 

Có bao nhiêu thói quen hàng ngày đang giúp bạn phát triển năng lực bản thân?

 

Việc dành thời gian để xem xét các thói quen, sự ảnh hưởng qua lại giữa chúng với các lợi ích và nguồn lực để duy trì thói quen “có lợi” không phải đơn giản, nhất là khi bạn đang bận rộn với nhiều thứ xung quanh mình. Bạn phải thu xếp công việc, sắp xếp lại các thứ tự ưu tiên để có thời gian nghiêm túc cho bản thân. Đâu là “gánh nặng” đang níu chân ta, hay đó là “trụ cột” giữ cho bản thân không “lăn tròn xuống vực thẳm” của sự hủy hoại. Đâu là “đòn bẩy” giúp ta leo lên “sườn dốc cuộc đời” để đạt tới “đỉnh thành công” và duy trì sức khỏe tinh thần dồi dào vượt qua khó khăn? Suy nghĩ thật kỹ về các mặt “lợi và hại” của các thói quen hàng ngày.

 

Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian để thực hành việc sắp xếp này?

 

Thật không dễ dàng để thay đổi cuộc sống vốn dĩ quen thuộc mà chúng ta đang trải qua. Bây giờ bạn phải thêm một hoạt động mới, một thói quen mới có ích đó là quan sát lại cuộc đời của chính mình.

 

Cách thức quan sát đơn giản nhất chính là:

 

Bước 1: Viết nhật ký những điều chúng ta đã làm

 

Từ lúc thức dậy cho đến khi bạn lên giường ngủ, càng chi tiết càng tốt, mỗi một hoạt động là một gạch đầu dòng mô tả bao gồm: nơi bạn thực hiện, thời điểm nào trong ngày, cách thức thực hiện chúng và lúc đó bạn làm với ai. Ví dụ như:

 

  • 6:00 Sáng nay tôi thức dậy trong phòng của mình

 

  • 6:10 Tôi đánh răng trong phòng tắm 

 

  • 6:15 Tôi ăn sáng trên giường

 

 

(H2) Thói quen hàng ngày nào giúp ích cho bạn.png

 

Mỗi một hoạt động là một gạch đầu dòng mô tả bao gồm: nơi bạn thực hiện, thời điểm nào trong ngày, cách thức thực hiện chúng và người làm cùng bạn.

 

Nếu bạn thấy như thế là nhàm chán, hãy viết theo cách của bạn, điều quan trọng là bạn biết được điều gì đang lặp đi lặp lại hàng ngày: bạn thường dậy sớm, ăn trên giường, ngủ sau 12h đêm hoặc tắm trước khi đi ngủ… Đấy chính là thói quen của bạn. Việc viết ra chỉ mất khoảng 5-10 phút nếu bạn tập trung.

 

Bước 2: Đánh giá xem xét các thói quen

 

Sau 1 tuần hoặc 1 tháng (có thể bạn sẽ không viết chúng hàng ngày, nhưng ít nhất bạn có thể nhận diện được đó là thói quen) thì chúng ta bước sang bước thứ hai, đó là xem xem điều gì đang duy trì thói quen đó. Bạn phải dậy sớm để đi làm, bạn thường thức khuya để chơi game xả stress, bạn thích ăn mặn do đã quen từ bé… chúng ta sắp xếp những thói quen đó theo

 

  • Mức độ ưu tiên thứ tự từ 1-10 theo mức độ ưu tiên giảm dần; 

 

  • Tầm ảnh hưởng (từ 1-10đ), số điểm càng cao thì càng khó thay đổi. 

 

Sau đó sắp xếp lại chúng theo thứ tự từ 1-10đ (theo chiều ngang là mức độ ưu tiên, theo chiều dọc là mức độ khó thay đổi).

 

Thói quen hàng ngày nào giúp ích cho bạn.png

Bảng mức độ ưu tiên và độ khó thay đổi

 

Bước 3: Lên kế hoạch thay đổi 

 

Những thói quen với thứ tự ưu tiên cao và điểm số khó khăn thấp theo hướng cải thiện năng lực về thể chất/tinh thần hoặc cả hai là điều có thể thực hiện đầu tiên. Một kế hoạch cần có thời gian cụ thể như điều đó diễn ra ở nơi đâu, trong bao lâu, thực hiện điều đó với ai và như thế nào. Ví dụ: Ngủ sớm sẽ giúp chúng ta ngủ đủ giấc, dậy sớm giúp cơ thể hồi phục, tinh thần tỉnh táo chuẩn bị đi làm, đi học tốt hơn. Kế hoạch đề ra sẽ là: đánh răng vào lúc 10h đêm, lên giường vào lúc 10h15 và nằm thư giãn không lướt điện thoại, xem phim hay dùng những chất kích thích, nhiều năng lượng như đồ ngọt, đồ uống có cồn, cafein…

 

Cách liệt kê như trên sẽ giúp chúng ta hình dung những điều gì có thể làm hàng ngày, và bắt đầu thực hiện chúng trong khoản thời gian ngắn để tập dần thành thói quen lành mạnh.

 

Bước 4: Đánh giá ảnh hưởng sau những thay đổi 

 

  • Bạn đã làm được trong bao lâu: có thể bạn không thực hiện kế hoạch hàng ngày vậy sau 1 tuần, 1 tháng đã có gì thay đổi

 

  • Có điều gì đang cản trở bạn: chúng ta cứ làm mà không cần suy nghĩ, khó tập trung duy trì vì bị xao nhãng bởi những điều thú vị xung quanh...

 

  • Những nguồn lực hỗ trợ sự thay đổi: có ai đó đang cùng bạn thực hiện sự thay đổi, có cách thức nào nhắc nhở bạn nên thay đổi theo hướng tích cực

 

Ngay cả khi không có sự hỗ trợ gì, ý chí quyết tâm của bạn chính là nguồn lực nội tại để tạo ra thói quen lành mạnh.

 

Để bắt đầu cái gì đó mới, cơ thể chúng ta luôn có xu hướng quay về lại sự cố định an toàn ban đầu. Tuy nhiên thực tại cuộc sống luôn biến đổi và bạn cần thích nghi với chúng. Nếu năng lực của bạn không đủ, cuộc đời có thể cuốn trôi bạn đi và nhấn chìm bạn.

 

(H3) Thói quen hàng ngày nào giúp ích cho bạn.png

 

Thực tại cuộc sống luôn biến đổi và bạn cần thích nghi với chúng.

 

Đây là lúc bạn cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp

 

Khi chúng ta đã thử hết mọi cách nhưng vẫn thất bại, bạn thấy trước mắt mình có “vực thẳm” mà “thắng xe” lại không hoạt động, hãy cầu cứu với mọi người. Chuyên viên tâm lý là người có thể đồng hành cùng bạn giúp kìm hãm tốc độ “lao dốc” ấy, cùng bạn tìm ra con đường mới vượt qua khó khăn, lấy lại năng lượng và phát triển năng lực bản thân.

 

📞 Liên hệ hotline: 1900 638 408 - để được tư vấn chi tiết.

ECHO MEDI - Hệ thống y tế toàn diện cho bạn và gia đình.

CVTL. Đỗ Nguyễn Anh Minh